Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

An ninh quốc gia không thể quyết định bằng cảm tính của một cá nhân

Ai cũng biết, Lý Sơn là hòn đảo có vị trí cực kỳ quan trọng trên biển Đông xét về yếu tố kinh tế và quốc phòng. Không phải tự dưng mà tàu cá Trung Quốc thường kéo đến khu vực ngoài khơi Lý Sơn để đánh bắt, các loại tàu bán quân sự của Trung Quốc cũng liên tục tấn công, uy hiếp tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng biển này. Không ai có thể quên sự kiện tháng 5/2014, Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng biển cách đảo Lý Sơn 100 hải lý.
Nay, một tập đoàn thuộc nhà nước Trung Quốc đặt chân đến Quảng Ngãi với mục đích đấu thầu quy hoạch đảo Lý Sơn, chẳng lẽ lại mất cảnh giác đên nỗi không thấy đó là chuyện bất thường và vẫn không rút kinh nghiệm gần đây từ chuyện giao đất cho một doanh nghiệp Trung Quốc làm du lịch ở đèo Hải Vân, hay cho doanh nhân Trung Quốc nuôi cá ở cảng Vũng Rô...
Mặt khác, tại sao trong bối cảnh hiện nay, Quảng Ngãi cứ phải chọn các doanh nghiệp Trung Quốc làm quy hoạch cho đảo Lý Sơn là một vị trí địa lý chiến lược quan trọng trên biển Đông. Khi so sánh với những doanh nghiệp của các quốc gia tiên tiến khác thì các doanh nghiệp Trung Quốc chưa bao giờ là những đơn vị quy hoạch xuất sắc. Nếu cần, Quảng Ngãi chỉ cần thông báo rộng rãi thì thiếu gì các doanh nghiệp uy tín của nhiều nước tham gia.
Vì thế, không phân biệt tập đoàn đó thuộc quốc gia nào là quan điểm cá nhân của ông Lê Viết Chữ - Bí thư tỉnh ủy Quãng Ngãi. Việc chọn doanh nghiệp Trung quốc giúp Lý Sơn quy hoạch, với cương vị  là người đứng đầu một tỉnh, ông Lê Viết Chữ có toàn quyền quyết định, nhưng việc an ninh quốc gia là vô cùng hệ trọng, dân chúng của nước Việt thì chưa hẳn đã như ông. Và xin thưa rằng, đảo Lý Sơn là của 90 triệu dân chúng nước Việt, ông Chữ có làm tới chức gì đi nữa cũng không được lấy quan diểm cá nhân mình để quyết

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Chúng ta đúng là đang gặp nhiều khó khăn từ việc bị quấy nhiễu trên Biển Đông đến vấn đề biên giới với Campuchia. Nhưng một dân tộc trong vòng chưa đầy 50 năm mà phải trải qua bốn cuộc chiến tranh khốc liệt thì không thể nào không có giải pháp đối với những rắc rối trên biển hay trên bờ.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015





MỘT THOÁNG ĐÀ LẠT



Những chiêu bài đã “lộ tẩy” của TQ ở Biển Đông



Để thực hiện chiến lược biển của mình, trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã ráo riết triển khai nhiều biện pháp đối nội và đối ngoại, trên bàn đàm phán và trên thực địa để khẳng định chủ quyền của mình.
Thứ nhất, Trung quốc chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” vào tháng 5/2009 bằng cách đính kèm một bản đồ vẽ đường yêu sách này kèm theo công hàm gửi Liên Hợp quốc phản đối Báo cáo của Việt Nam và Báo cáo chung Việt Nam- Malaysia về ranh giới thềm lục địa được vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, theo đó đòi hỏi chủ quyền 2 quần đảo gọi là “Tây Sa” (Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa) và “vùng đặc quyền kinh tế" và "thềm lục địa" riêng của 2 quần đảo này. Trung Quốc vận dụng quy chế quốc gia quần đảo cho Hoàng Sa, tuyên bố sẽ vạch tiếp cho Trường Sa, để từ đó đòi 2 quần đảo này cũng có vùng "đặc quyền kinh tế" và "thềm lục địa" riêng, tạo bộ mặt pháp lý hợp thức hơn cho yêu sách chủ quyền. Tuy nhiên việc quy định "đường cơ sở quần đảo" và yêu sách vùng biển này trái với các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 cho nên nhìn chung các nước đều không công nhận yêu sách này của Trung Quốc.
Trung Quốc và những âm mưu đã “lộ tẩy” về Biển Đông - Bài 5
Yêu sách đường lưỡi bò tham lam và vô lý của Trung Quốc bao gồm 80% Biển Đông
Thứ 2, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, giáo giục ý thức “quốc gia đại dương”, khẳng định các yêu sách chủ quyền biển. Báo chí Trung Quốc đăng tải một cách có hệ thống các bài viết kích động dư luận, vu cáo các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, chiếm đoạt tài nguyên biển của Trung Quốc.
Thứ 3, ráo riết tiến hành công tác xây dựng Pháp luật về biển để làm cơ sở pháp lý triển khai chiến lược biển. Quốc hội Trung Quốc đã lần lượt thông qua Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp (năm 1992); Luật đường cơ sở (1996); Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc (1998) (...) đang xây dựng Luật về quản lý sử dụng hải đảo. Trung Quốc đã thành lập cơ quan chuyên trách quản lý biển là Cục Hải dương, tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện.
Thứ 4, ra sức tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là không quân và hải quân (tàu sân bay, tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa, máy bay SU 27, SU 30, tiếp dầu trên không, tổ chức tập trận hải quân). Dự kiến năm 2015, Trung Quốc sẽ trở thành “siêu cường quân sự thế giới” có khả năng tác chiến biển xa. Thực tế cho thấy Trung Quốc không ngần ngại sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. Trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã 3 lần sử dụng vũ lực để chiếm thêm các đảo mới.
Thứ 5, củng cố và mở rộng các vị trí đã chiếm đóng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

VẤN ĐỀ CỦA THỜI ĐẠI

THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Lịch sử phát triển của xã hội loài người thường được phân định bằng thời đại, đó là việc dựa vào những tiêu chí nhất định để phân kỳ lịch sử; xác định sự phát triển xã hội bằng những chuyển biến, những thay đổi có tính bước ngoặt được bắt đầu từ những sự kiện đặc biệt báo hiệu sự chuyển hóa về chất của đời sống xã hội. Việc nhận thức rõ và xác định đúng thời đại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó giúp ta biết được những nấc thang phát triển của xã hội, nắm được yếu tố có tính ổn định trong một thế giới đầy biến động, tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cần phải biết mình đang sống ở thời đại lịch sử nào với những đặc điểm, tính chất, nội dung, xu thế phát triển của nó ra sao. Biết được như vậy cũng là hiểu rõ ta đang sống ở thời đại nào, từ đó nắm bắt khuynh hướng phát triển và quy luật phát triển của thời đại để lựa chọn được hướng đi phù hợp với sự phát triển của lịch sử.
Âm mưu của TQ về biển đông
Chiến lược biển của Trung Quốc
Thứ nhất, mục tiêu của Trung Quốc là phấn đấu đến năm 2050 vươn lên trở thành siêu cường thế giới ngang hàng với Mỹ trên cơ sở ‘cải cách, mở cửa’ và ‘trỗi dậy hòa bình’. Trung Quốc cho rằng thời gian từ nay đến năm 2020 là cơ hội tốt nhất cho Trung Quốc phát triển. Vì vậy, xu thế chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những năm tới là cố gắng giải quyết các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài một cách hài hòa, tránh các biện pháp cực đoan, không đối đầu với Mỹ, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, duy trì môi trường hòa bình, hòa dịu.
Mặt khác, sau một thời gian dài dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển kinh tế, Trung Quốc đã trở thành một nước lớn trên thế giới. Năm 2005, nền kinh tế Trung Quốc với tổng thu nhập quốc dân (GDP) vượt 2.200 tỷ USD, đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới. Do kinh tế phát triển nhanh, nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng trong nước có hạn nên Trung Quốc đã trở thành "con rồng đói" về nguyên, nhiên liệu. Từ năm 2003, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Trung Quốc đã và đang vươn ra khắp thế giới để tìm kiếm và khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng để bảo đảm nhu cầu phát triển và an ninh năng lượng của mình, trong đó biển được coi là nguồn cung cấp quan trọng. Đồng thời, để có thể chuyên chở, nhập khẩu nguyên nhiên liệu và xuất nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc ngày càng coi trọng quyền tự do hàng hải và an toàn thương mại hàng hải. Với khoảng 70% lượng dầu khí nhập khẩu đi qua Biển Đông, Trung Quốc coi Biển Đông là ‘con đường sinh mệnh’ của mình.
Thứ 2, Trung Quốc là nước có yêu sách tham vọng lớn nhất trên biển, sau thời gian dài ‘bế quan tỏa cảng’, từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu dòm ngó và tranh chấp Biển Đông, bước đầu là khu vực biển đảo phía Bắc, đến giữa thế kỷ hình thành yêu sách trên toàn bộ Biển Đông với các mốc chủ yếu sau: năm 1909 ra Hoàng Sa; năm 1946 vẽ yêu sách "lưỡi bò" (chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông nhưng chỉ đến tháng 5/2009 mới chính thức đưa ra yêu sách này) đồng thời ra chiếm nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình của quần đảo Trường Sa; năm 1956 Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa ra đóng giữ phần phía Đông của Hoàng Sa, Đài Loan tái chiếm giữ đảo Ba Bình ở Trường Sa; năm 1958 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố chính thức yêu sách chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; năm 1974 chiếm một phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa; năm 1988 đánh chiếm một số điểm trên quần đảo Trường Sa; năm 1995 đánh chiếm thêm Vành Khăn, phía Nam quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, coi quần đảo Hoàng Sa và vùng biển kế cận là thuộc chủ quyền lãnh thổ đương nhiên và không thể tranh cãi của Trung Quốc; toàn bộ quần đảo Trường Sa (và vùng biển kế cận) nhưng thừa nhận có tranh chấp, chủ trương ‘chủ quyền Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác’.
Thứ 3, từ những năm 1990, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, Trung Quốc bắt đầu xây dựng và triển khai chiến lược biển mới, đẩy mạnh sự kiểm soát và khai thác các vùng biển gần và vươn ra các đại dương. Năm 1995, Trung Quốc đưa ra "Chiến lược khai thác biển" với mục tiêu biến Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới về biển; có khả năng kiểm soát và khống chế đường biển, khai thác tài nguyên biển. Trung Quốc cho rằng không thể trở thành cường quốc toàn diện nếu không phải là cường quốc biển. Về khai thác tài nguyên, Trung Quốc chủ trương "khai thác biển xa trước, biển gần sau,biển có tranh chấp trước, biển thuộc chủ quyền Trung Quốc sau", "ngoại giao đi trước, hải quân đi sau", "văn công, vũ vệ"; phân hóa, chia rẽ ASEAN, tranh thủ và hạn chế Mỹ, Nhật. Về phương thức hợp tác, Trung Quốc chủ trương lấy song phương là chính, đa phương khi Trung Quốc giữ vai trò chủ đạo. Hướng ra Biển Đông, nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, các nước lớn không còn căn cứ quân sự và các nước nhỏ liên quan đều yếu về quân sự.