Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

MẤY QUẢ TÊN LỬA THÌ SAN PHẲNG ĐƯỢC CHỖ NÀY NHỈ?
Những cơ sở radar mới đang hình thành cùng 3 đường băng ở Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi nằm trong ý đồ của Trung Quốc thực hiện chiến lược chống tiếp cận Biển Đông, từ đó dẫn đến kiểm soát khu vực. Đặc biệt, hệ thống ở Châu Viên được cho là radar tần số cao, với tầm hoạt động lên tới 300 km. Nó sẽ đẩy mạnh đáng kể khả năng của Trung Quốc theo dõi tàu và máy bay ở Biển Đông
"Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn". Thật chí lý!!
​Thà nghèo nhưng yên bình còn hơn giàu mà không an toàn

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 37 NĂM VỀ TRƯỚC
          Chiến tranh biên giới phía Bắc đã qua đúng 37 năm nhưng vẫn còn nhiều “khoảng lặng” làm day dứt những người đang sống cũng như những người đã trải qua cuộc chiến. Những khoảng lặng đấy là điều hết sức đáng buồn và day dứt. Hàng vạn đồng bào, chiến sĩ anh dũng hy sinh và bây giờ rất nhiều hài cốt của họ vẫn đang nằm đâu đó trong những cánh rừng, trên núi cao, bờ sông, bờ suối nơi biên cương. Đặc biệt, tại Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) nơi có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong những năm từ 1984-1988, đang nằm tại những hang đá, điểm cao trong rừng mà chưa có cách gì để quy tập hài cốt về các nghĩa trang. Đảng, nhà nước đã cho xây dựng và nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên thành nghĩa trang quốc gia. Tuy nhiên, nghĩa trang vẫn còn nhỏ bé, chưa thể hiện được tầm vóc, hy vọng sẽ được đầu tư để khang trang hơn. Cuộc chiến tranh này là một chương trong lịch sử dân tộc. Lịch sử vốn dĩ rất công bằng, không ai có thể bóp méo được. Vì vậy, chúng ta phải trả lại sự công bằng vốn có của nó.
          Chúng ta cần đánh giá, nhìn nhận cuộc chiến này một cách khách quan, đầy đủ. Lịch sử không tô vẽ nhưng cũng không được xóa nhòa, chỉ cần nói đúng, nói đủ. Chúng ta không ghi lại làm sao con cháu sau này hiểu rõ? Tại sao không tuyên truyền một cách mạnh mẽ, đầy đủ hơn cho xứng tầm với một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc? Sự hy sinh của các chiến sĩ, nhân dân, dù ở thời đại nào cũng đều đáng trân trọng, miễn sao sự hy sinh đó là vì Tổ quốc.

          Đã đến lúc chúng ta nên nói rõ, đầy đủ về sự hy sinh của các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến này. Đừng để những người lính trải qua cuộc chiến đã 37 năm phải dằn vặt bởi một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc như thế. Chúng ta phải đưa sự kiện này vào sách giáo khoa và phải làm một cách nghiêm túc, đầy đủ. Lịch sử cần được ghi lại và chúng ta không ai được phép lãng quên.