Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

BẤT HIẾU HỮU TAM, VÔ HẬU VI ĐẠI

A ý khúc tòng, hãm thân bất nghĩa, nhất bất hiếu dã
Gia bần thân lão, bất vi lộc sĩ, nhị bất hiếu dã
Bất thú, vô tử, tuyệt tiên tổ tự, tam bất hiếu dã.

Tội bất hiếu có 3 điều:
- Làm những việc không chính nghĩa, đau lòng cha mẹ là điều bất hiếu thứ nhất.
- Cha mẹ già nghèo khó, không chăm lo phụng dưỡng (không ra làm quan để có bổng lộc phụng dưỡng) cha mẹ là điều bất hiếu thứ hai.
- Không lấy vợ sinh con để không có người nối dõi là điều bất hiếu thứ ba. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô (một trai coi là có mười nữ cũng coi là không).
Thuyết “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” cũng chỉ để bảo vệ quyền lợi cho chủ thể hiện tại (cha mẹ) mà không quan tâm tới chủ thể tương lai (con cái). Ở góc độ nhân văn và khoa học hiện đại ta thấy có mấy điểm cần làm rõ: Nhân sinh quan phong kiến coi cuộc sống hiện tại là” sinh ký tử quy” cuộc sống sau khi chết mới là lâu dài cuộc sống hiện tại chỉ ăn nhờ ở đậu tạm bợ mà thôi nên rất lo lắng cho “cuộc sống” ở thế giới “bên kia”. Ngày xưa có câu: "Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự", tức là coi mộ phần của tổ tiên là cái quan trọng hàng đầu, vì vậy không có người lo coi sóc mồ mả chính là tội bất hiếu lớn nhất.
Chính vì thế người xưa rất mong có con trai với mục đích: cho nó lấy vợ rồi còn sinh con đẻ cái mình chết đi rồi vẫn có đứa lo hương khói (thật ra hương khói là cái cớ nói cho đẹp thôi, thâm ý là mong chúng nó cúng tế cơm rượu gà luộc để “ăn uống” hoa quả để” tráng miệng” dịp lễ tết thì có áo quần,  tiền bạc xe cộ để đi chơi).
Chính vì vậy mà khi phân tích tư tưởng phong kiến trào lưu tiến bộ đã đánh giá Nho giáo ngoài các yếu tố tích cực thì một trong những yếu tố tiêu cực là rất “ích kỷ”

Trong thời kỳ lịch sử tăm tối mà mọi vận động xoay quanh miếng ăn người ta mong muốn cha mẹ khi về già có con trai nuôi dưỡng con gái xuất giá về nhà chồng không phụng dưỡng cha mẹ đẻ. Có con trai nối dõi tông đường lo phần hương khói tổ tiên trong đó có mình. Tóm lại cha mẹ sinh con trai có mục đích là lo thân mình sau này.
Bàn thêm về chữ Hiếu:
Con cái thành đạt, đóng góp cho xã hội, giúp đời, giúp người, rạng danh tiên tổ. Đó là "Đại hiếu".
Quanh quẩn ở nhà, cần cù lao động, chăm sóc bố mẹ già. Đó là "Tiểu hiếu".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét